Đôi nét về tác giả Vũ Đan Thành

(Phần tự bạch này, được viết chung cho cả 5 tập “Dòng sông mải miết”, “Vệt sương chiều”, “Miền nhớ”, “Bài thơ quê tôi” và “Đi qua tháng ba”)

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân mà mẹ tôi là người không biết chữ. Bố tôi có một chút vốn liếng chữ Hán do các cụ xưa làm nghề thầy đồ dạy chữ nho truyền lại. Mãi sau này, đi công nhân ở Quảng Ninh, bố tôi mới theo học đến lớp hai bổ túc. Nhà tôi khi đó đông anh em lắm, có đến mười anh chị em và tôi là thứ chín trong nhà. Nhưng khi lớn lên, chỉ còn lại sáu chị em thôi.

Quê tôi là một vùng nông nghiệp về sau này khá nổi tiếng với nhiều loại cây rau màu của tỉnh Hải Dương. Đó là xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc. Năm bố tôi về hưu tại quê nhà, cũng là lúc tôi bước chân vào mái trường đại học nông nghiệp. Tôi đã thi vào trường này chỉ theo một tiếng gọi, đó là, “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”.

Tôi đến với thơ rất muộn mằn như một điều định mệnh và thật khó giải thích. Chỉ biết rằng, ngay từ bé tôi đã ham đọc thơ rồi. Tất cả những bài thơ trong chương trình học của các cấp tôi đều thuộc hết. Ngay cả những tập thơ dịch của nước ngoài, như của J. W. Goethe, Dante, Walt Whitman, Tagore và dòng thơ của nước Nga… mà một cậu học sinh cấp hai là tôi, vẫn cắm cúi đọc đến mức không bỏ sót một dòng. Tôi đã đọc nhiều tập thơ của các nhà thơ nổi tiếng ở trong nước, từ đại thi hào Nguyễn Du tới các nhà thơ mới và thơ tình hiện đại.

Tôi đã tự học làm thơ bằng một cách duy nhất là đọc thơ và suy nghĩ về thơ như thế đó.

Và tôi cũng biết, mình có khả năng viết thơ từ cái ngày tốt nghiệp trường đại học. Đó là cái buổi tối hôm trước khi chia tay, tôi đã viết ứng khẩu viết ngay những bài thơ ngắn hay một đoạn thơ vào cuốn sổ của các bạn đưa ra (Bây giờ thì tôi chẳng nhớ là mình đã viết gì nữa…)

Cuộc sống khi đó rất khó khăn với không riêng gì tôi… Ngoài công việc cơ quan, tôi còn phải làm thêm rất nhiều việc bên ngoài, kể cả các việc đồng áng và buôn bán mới có thể lo được cho cuộc sống của gia đình và dành dụm để hoàn thành luận án tiến sỹ chuyên ngành chọn giống và nhân giống cây trồng trong nước tại Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, năm 2003. Sau đó, tôi còn theo đuổi và hoàn thành xuất sắc chương trình nghiên cứu Sau tiến sỹ tại Trường Đại học Tổng hợp Missouri – Columbia, Mỹ về lĩnh vực công nghệ sinh học, năm 2009.

Đã một thời gian khá dài, tôi không hề nghĩ đến thơ văn. Chỉ từ khoảng năm 1998, tôi mới thực sự viết. Nhưng khi đó, quá khó để có thể tìm được nơi nào để đăng thơ. Rồi lâu ngày thất lạc dần nên lại thôi. Rồi tôi lại viết và lưu lại khá nhiều khi mình đã có máy vi tính. Thơ tôi khi đó, chỉ để gửi tặng bạn bè qua email và nhận lại những lời khen của họ qua email mà thôi. Còn để gởi đăng báo thì thật là xa xỉ với một người ngoại đạo văn chương là tôi.

Về sau này, khi không còn quá khó khăn về kinh tế, nhất là việc học hành chuyên môn hoàn tất, giúp tôi có thời gian để viết nhiều hơn. Tôi đã có được một vốn sống lăn lộn bươn chải thực tế khá phong phú bởi công việc nghiên cứu “nhà nông” đã giúp tôi đặt chân đến khá nhiều nơi, cả trong và ngoài nước… Và bản thân đã từng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc của yêu thương, của nỗi nhớ nhà và nỗi nhớ quê hương. Đã từng có rất nhiều miền quê, đất nước, con người và bè bạn đã in dấu trong tôi…

Trong năm 2014, tôi đã tập hợp và xuất bản ba tập thơ đầu tay tại Nhà Xuất bản Văn học và ba tập thơ tiếp theo tại Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, với tổng số gần 700 bài thơ ở các thể loại khác nhau. Đó là 6 tập:“Ngọn gió thổi từ em”, “Khi mùa thu xa vắng”, “Hoài niệm”, “Lời thơ tình viết vội”, “Tặng em mùa thu” và “Mùa hoa lau trắng”.

Sự quan tâm của bạn đọc và giới văn học nghệ thuật đã cổ vũ tôi viết tiếp gần như không ngơi nghỉ. Như có một dòng thơ cứ cuộn lên và chảy mãi trong tôi. Tôi đã dự định tập hợp cả những bài trước đó vào thành một tập thơ tiếp theo, đặt tên là “Dòng sông mải miết”. Nhưng do quá mải mê mà đến khi xem lại, mới nhận ra là không chỉ một tập, mà đã là ba, bốn tập hoặc có thể đã là năm tập cũng nên. Và ngoài tập thơ  “Dòng sông mải miết”, tôi đã đặt tên các tập còn lại là: “Vệt sương chiều”, “Miền nhớ”, “Bài thơ quê tôi” và “Đi qua tháng ba”. Tôi đã viết những bài thơ này bằng quá khứ, bằng thực tại, bằng sự mơ mộng và bằng sự tưởng tượng mà chính bản thân tôi cũng không ngờ đến…

 

TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU VÀ HỢP TÁC XUẤT BẢN 46 TẬP THƠ TÌNH.

Nhà Xuất bản Văn học và Nhà Xuất bản Hội Nhà văn đã xuất bản 11 tập thơ tình của Vũ Đan Thành với các tên gọi sau:

1. “Ngọn gió thổi từ em” (Nxb Văn học, 135 trang, giá 80.000 đ)
2. “Khi mùa thu xa vắng” (Nxb Văn học, 125 trang, giá 80.000 đ)
3. “Hoài niệm” (Nxb Văn học, 120 trang, giá 80.000đ)

4. “Lời thơ tình viết vội” (Nxb Hội Nhà văn, 200 trang, giá 99.000 đ)
5. “Tặng em mùa thu” (Nxb Hội Nhà văn, 203 trang, giá 99.000 đ)
6. “Mùa hoa lau trắng” (Nxb Hội Nhà văn, 163 trang, giá 99.000 đ)

7. “Dòng sông mải miết” (Nxb Hội Nhà văn, 152 trang, giá 88.000 đ)
8. “Vệt sương chiều” (Nxb Hội Nhà văn, 144 trang, giá 88.000 đ)
9. “Miền nhớ”, (Nxb Hội Nhà văn, 160 trang, giá 88.000 đ)
10. “Bài thơ quê tôi” (Nxb Hội Nhà văn, 160 trang, giá 88.000 đ)
11. “Đi qua tháng ba” (Nxb Hội Nhà văn, 152 trang, giá 88.000 đ)

Cùng 35 tập thơ nữa, đã tập hợp xong bản thảo (Dự kiến mỗi tập 160 – 180 trang), nhưng chưa có điều kiện kinh phí để xuất bản:

12. “Em bất chợt”
13. “Đừng anh”
14. “Gửi gió”
15. “Biển mặn”
16. “Có phải nàng thơ”
17. “Mùa trôi”
18 “Thành phố ấy và em”
19. “Phố vắng xa”
20. “Mùa đã cũ”
21. “Chiều mây trắng”
22. “Màu tháng tư phiêu lãng”
23.”Thương chiều”
24. “Mùi trăng”
25. “Êm đềm con gió” (Ngày hoàn thành: 26 – 7 – 2017)
26. “Ly cafe đợi” (Hoàn thành 29/9/2017)
27. “Giấc mơ của biển” (Hoàn thành 14/11/2017)
28. “Thơ tình tuổi 28” (Hoàn thành 05/01/2018)
29. “Chiều bến mơ” (Hoàn thành ngày 25/2/2018)
30. “Thơ viết cho mùa không nhớ” (Hoàn thành ngày 12/5/2018)
31. “Điều không thể” (Hoàn thành ngày 14/7/2018)
32. “Vu vơ chiều” (Hoàn thành ngày 30/8/2018)
33. “Không lời” (Hoàn thành ngày 15/10/2018)
34. “Ngẫu hứng chân quê” (Hoàn thành ngày 1 – 1 – 2019)
35. “Mưa núi” (Hoàn thành 6 – 4 – 2019)
36. “Có mùa nắng non” (Hoàn thành 20 – 7 – 2019)
37. “Thành phố nhớ” (Hoàn thành ngày 30 – 10 – 2019)
38. “Nắng buồn” (Hoàn thành ngày 12 – 2 – 2020)
39. “Gió theo mùa cũ” (Hoàn thành 8 – 7 – 2020)
40. “Gió thức” (Hoàn thành 17 – 1 – 2021)
41. “Chờ cơn mưa mùa hạ” (Hoàn thành 13 – 10 – 2021)
42. ”Người đàn bà mùa đông“ (Hoàn thành ngày 23 – 6 – 2022)
43. “Biển bỗng nhớ” (Hoàn thành ngày 20 – 11 – 2022)
44. “Bên dòng sông Sặt” (Hoàn thành ngày 4 – 3 – 2023)
45. “Chiều buông,,,” (Hoàn thành ngày 2 – 8 – 2023)
46. “Phố quên” (Hoàn thành ngày 25 – 12 – 2023)
47. “…

Xin hãy liên hệ tác giả Vũ Đan Thành, qua số ĐT: 0336 639 628 (Nhắn tin trước khi gọi)
Số tài khoản: 2310205021498, NH Nông nghiệp (Tên chủ tài khoản: Vũ Văn Chè).
Xin trân trọng cảm ơn!

Cùng chia sẻ bài viết này

Facebook

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *